Dệt nên Triều đại: Tinh hoa cổ phục Việt trong từng thớ vải
Hiện nay, dạo một vòng quanh facebook chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ mặc cổ phục truyền thống Việt chụp ảnh tại các nhà chùa, cung đình hoặc di tích cổ, điều này thể hiện trào lưu chụp ảnh cổ phục Việt đã trở thành trào lưu và dần lan tỏa trong giới trẻ.
Đa dạng cổ phục Việt truyền thống
Trang phục truyền thống Việt Nam đâu chỉ có áo dài! Trải qua nhiều triều đại phong kiến khác nhau, đất nước chúng ta lại có những bộ trang phục mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc tùy theo từng thời kỳ. Vậy nếu quý khách nghĩ trang phục truyền thống Việt Nam chỉ có áo dài là sai lầm, bởi ngoài áo dài ra, áo Nhật Bình và áo Tấc thời nhà Nguyễn cũng rất nổi tiếng và được ưa chuộng.
Được biết đến là trang phục của Hoàng tộc, áo Nhật Bình thường được các Hoàng Hậu, Phi tần và Công chúa sử dụng. Với thiết kế kiểu áo đối khâm, có cổ hình chữ nhật to bản chạy dọc từ cổ đến ngực, hai vạt áo sẽ được dùng dây buộc lại. Có tên là “Nhật Bình” bởi bộ cổ phục Việt truyền thống này có hoa văn ở cổ áo khi ghép lại tạo thành một hình chữ nhật ngay trước ngực. Áo Nhật Bình trở thành trang phục giới quý tộc mặc vào những dịp quan trọng sau thời nhà Nguyễn.
Đối với cổ phục Việt truyền thống áo Tấc là loại lễ phục trang trọng thường được sử dụng trong những dịp trọng đại như kết hôn, lễ Tết, tang lễ… được đánh giá là lễ phục trang trọng nhất thời Nguyễn. Phổ biến từ dân thường cho đến quan lại, vua chúa đều mặc. Cổ phục Việt truyền thống này thường gồm một áo ngũ thân dài quá đầu gối với tay thụng dài bằng gấu (còn có tên gọi khác là áo lễ hay áo ngũ thân), cài khuy bên phải, áo lót bên trong màu trắng. Mặc cùng với quần dài trắng và khăn vấn.
Ngoài áo Nhật Bình và áo Tấc ra, còn rất nhiều bộ cổ phục Việt truyền thống khác như:
Áo Đối Khâm (Thời nhà Lý – Trần): Đây là loại cổ phục Việt truyền thống có hai vạt áo song song với nhau, được xẻ tà hai bên và thường dài đến chân váy của người mặc. Người ta sẽ thường mặc kiểu buông thõng xuống hoặc dùng làm áo khoác bên ngoài cũng rất thanh lịch, và người khác cũng sẽ dễ dàng thấy được những lớp áo khác từ bên trong.
Áo Giao Lĩnh (Thời Lý – Trần – Lê): Loại áo cổ phục Việt truyền thống này có phần cổ giao nhau ở trước ngực, vạt trái đè lên vạt phải, tay áo chủ yếu là loại tay thụng hoặc tay hẹp. Áo Giao Lĩnh có nhiều nét khá giống với trang phục cổ truyền của đất nước Nhật Bản hay Trung Quốc nhưng lại mang điểm khác biệt đậm chất Việt Nam đó là hai vạt váy trong và ngoài không và nhau, đây cũng chính là một trong những bản sắc của cổ phục Việt truyền thống.
Áo Ngũ thân (Thời nhà Nguyễn sau năm 1744): Loại áo cổ phục Việt truyền thống này khá đơn giản với 4 vạt chính và 1 vạt phụ, có cổ đứng, cài khuy bên phải, tay áo hẹp kết hợp với áo lót trắng bên trong và sử dụng quần dài. Điểm đáng chú ý ở áo ngũ thân chính là thường có màu sắc nhã nhặn ở cả trang phục nam và nữ, họa tiết đơn giãn và không có diềm cổ hay diềm tay áo.
Áo Tứ thân (Từ đầu thế ký 20 trở đi): Đây là cổ phục Việt truyền thống hàng ngày của người dân Việt Nam xưa. Áo Tứ thân được thiết kế với hai vạt, bốn tà, dài từ cổ buông xuống dưới đầu gối chừng 20cm. Áo gồm hai vạt trước và hai vạt sau tách làm 2 tà. Cổ phục Việt truyền thống này không có khuy, dài và có hai tay áo để xỏ vào khi mặc. Phụ nữ thường hay mặc yếm bên trong rồi thêm một áo cánh mỏng và cuối cùng mới là chiếc áo tứ thân khoác bên ngoài.
Có thể thấy, cổ phục Việt truyền thống cực kỳ đa dạng và đẹp một cách rất riêng, tinh tế.
Trào lưu chụp ảnh cổ phục Việt truyền thống tại Tea Resort Prenn
Trước đây mỗi khi nhắc đến cổ phục nhiều bạn trẻ chỉ nghĩ đến Hán phục của Trung Quốc, Hanbok của Hàn Quốc hay Kimono của Nhật Bản nhưng hiện nay, với những nỗ lực phục dựng cổ phục Việt truyền thống của Tea Resort Prenn, khái niệm “Việt phục” đã trở nên ngày càng rõ ràng và phổ biến hơn bao giờ hết, tương lai có thể sánh vai ngang hàng với các cổ phục truyền thống của các nước trên thế giới.
Những bộ cổ phục Việt truyền thống của quá khứ đã dệt nên một sứ mệnh mới trong cuộc sống hiện đại của lớp con cháu. Giới trẻ hiện nay đã quan tâm nhiều hơn đến lịch sử của Đại Việt và nghiên cứu phát triển chúng theo cách của riêng mình.
Có thể thấy rằng, cách tốt nhất để bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc là khiến chúng “sống lại” trong đời sống hiện đại. Nếu bạn đang muốn trải nghiệm những bộ cổ phục Việt truyền thống để cảm nhận được tinh hoa dân tộc, chung tay gìn giữ những nét đẹp của văn hóa Việt và đưa chúng vươn tầm thế giới thì đừng ngại ngần liên hệ với Tea Resort Prenn để được tư vấn gói chụp nhé.
Thông tin liên hệ khu du lịch TEA RESORT PRENN
- 094 439 16 16
- sales@doidep.com
- Quốc Lộ 20, Chân Đèo Prenn, Phường 3, Thành phố Đà Lạt